123 Kết quả cho Hashtag: 'TỘI PHẠM MẠNG'
-
Hợp tác an ninh mạng giữa Liên minh Châu Âu và Nhật Bản những năm gần đây
ThS. Đỗ Hồng Huyền (Viện Nghiên cứu châu Âu)14:04 | 13/02/2025Ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Liên minh châu Âu (EU) là đối tác đáng tin cậy trong việc thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, hợp tác về các vấn đề liên quan đến công nghệ mới nổi và duy trì sự ổn định và an ninh kinh tế trong khu vực. Những mục tiêu này đã được ghi trong Chiến lược hợp tác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà EU công bố vào tháng 9/2021, là chìa khóa để châu Âu tham gia nhiều hơn với “các đồng minh cốt lõi” trong khu vực, đứng đầu trong số đó là Nhật Bản. Trong những nỗ lực chung về an ninh và quốc phòng, EU và Nhật Bản có mối quan tâm chung trong hợp tác về an ninh mạng. -
Cảnh báo biến thể mới của phần mềm đánh cắp thông tin Banshee Stealer nhắm vào người dùng macOS
Đào Long09:30 | 24/01/2025Nhiều người dùng macOS cho rằng kiến trúc dựa trên Unix của nền tảng này và thị phần sử dụng thấp hơn so với Windows, khiến nó trở thành mục tiêu kém hấp dẫn đối với tội phạm mạng và do đó có khả năng ít bị lây nhiễm phần mềm độc hại. Mặc dù macOS có bao gồm các tính năng bảo mật mạnh mẽ như Gatekeeper, XProtect và sandbox, nhưng sự gia tăng hoạt động gần đây của phần mềm đánh cắp thông tin Banshee đóng vai trò như một lời nhắc nhở rằng không có hệ điều hành nào miễn nhiễm với các mối đe dọa. -
Thực trạng và triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu trong lĩnh vực an ninh mạng (Phần II)
Thiếu tướng, TS. Nguyễn Hữu Hùng (Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ); PGS.TS. Bùi Thu Lâm (Học viện Kỹ thuật mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ)10:41 | 24/12/2024Trong phần I của bài viết, nhóm tác giả đã trình bày về thực trạng an ninh mạng của Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), đồng thời, đưa ra những phân tích sâu sắc về quan điểm hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng của Việt Nam và EU. Đó chính là những cơ sở thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam - EU giúp tăng cường năng lực quốc gia trên không gian mạng. Phần II của bài viết sẽ trình bày về những kết quả đã đạt được và triển vọng hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng giữa Việt Nam và EU trong tương lai. -
Tăng cường các biện pháp chống lừa đảo trên không gian mạng
Hà Chi (Theo Mic)17:10 | 10/10/2024Trong thời gian gần đây, các loại hình tội phạm trên không gian mạng ngày càng tinh vi và diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng lộ thông tin cá nhân, gọi điện, tin nhắn, quảng cáo cho vay tiền lãi cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gây bức xúc dư luận xã hội. Bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT) đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn và xử lý hiệu quả vấn nạn này. Một trong những biện pháp quan trọng là chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động kết nối và xác thực thông tin thuê bao với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. -
Mỹ thiệt hại hơn 12,5 tỷ USD do tội phạm mạng trong năm 2023
Bình Nhung (Tổng hợp)14:08 | 14/03/2024Trung tâm Khiếu nại Tội phạm Internet (IC3) thuộc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã công bố Báo cáo Tội phạm Internet thường niên năm 2023, trong đó ghi nhận mức thiệt hại của Mỹ đã tăng 22% so với năm 2022, lên tới mức kỷ lục là 12,5 tỷ USD. -
Cẩn trọng khi quẹt thẻ thanh toán tại quầy
Trần Bắc09:04 | 27/06/2022Theo số liệu của Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến quý I/2022, tổng số lượng thẻ nội địa đang lưu hành tại Việt Nam lên tới 107,7 thẻ, tổng số lượng thẻ quốc tế đang lưu hành đạt 25,3 thẻ - tức trung bình khoảng 4 người Việt thì có 1 người sở hữu 1 thẻ thanh toán quốc tế. -
Rủi ro an ninh mạng đối với thanh toán kỹ thuật số
TS. Phạm Tiến Dũng (Học viện Cảnh sát nhân dân)17:40 | 20/06/2022Nghiên cứu gần đây của Kaspersky với tiêu đề "Xây dựng lộ trình an toàn hướng tới tương lai của thanh toán kỹ thuật số ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC)" cho thấy mối tương quan tích cực giữa việc áp dụng các phương thức thanh toán và nhận thức về các rủi ro và mối đe dọa liên quan đến chúng ở Đông Nam Á. -
An ninh mạng: vấn nạn mang tính toàn cầu và một số nhận định cho năm 2021
Đại tá, TS. Nguyễn Ngọc Cương, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao17:05 | 05/02/2021Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng với sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng. Sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể đã làm thay đổi cách thức con người tiến hành công việc, tạo ra sản phẩm, từ đó tạo nên “cuộc cách mạng” về tổ chức các chuỗi sản xuất - giá trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh những lợi ích to lớn không thể phủ nhận thì việc kết nối toàn cầu với đặc tính không biên giới cũng đặt ra nhiều thách thức rất lớn đối với an ninh, trật tự của các quốc gia trên thế giới, khiến cho an ninh mạng đã trở thành vấn đề toàn cầu.